Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Quyết định cho phép hoạt động giáo dục mầm non



Mục đích
Nhằm đảm bảo quản lý nhà nước về giáo dục mầm non
Mã ngành kinh tế
85100
Điều kiện xin cấp phép
a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;
b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Chương IV của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
c) Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
d) Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
đ) Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
e) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT;
g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
Thành phần hồ sơ
- Bản sao chứng thực Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
- Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tài chính;
- Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên;
- Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;
- Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
- Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT;
- Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 5 (năm) năm;
- Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do nhà trường, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ được tuyển sinh.
- Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ.
Nơi nộp hồ sơ
Phòng giáo dục và đào tạo (thuộc UBND cấp huyện)
Trình tự, thủ tục
- Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ tài liệu quy định thì thông báo để nhà trường, nhà trẻ chỉnh sửa, bổ sung. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tài liệu quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức thẩm định thực tế.
- Nếu nhà trường, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện quy định thì trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu nhà trường, nhà trẻ chưa đáp ứng được các điều kiện quy định thì phòng giáo dục và đào tạo thông báo cho nhà trường, nhà trẻ bằng văn bản và nêu rõ lý do
Thời hạn giải quyết
20 ngày
Lệ phí/Phí

Thời hạn hiệu lực

Xử lý vi phạm

Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT
Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT
Thông tin khác

Đánh giá của người sử dụng


Bí quyết thi năng khiếu ngành sư phạm mầm non

Kì thi đại học sắp diễn ra nhưng nhiều bạn đã chọn ngành sư phạm vẫn rối bời với phần thi năng khiếu.
Chọn thi ngành sư phạm mầm non nhưng Xuân Trang vẫn không biết mình sẽ thi những gì và thi như thế nào trong phần năng khiếu. Không riêng gì Xuân Trang mà còn rất nhiều bạn đã gửi thư đến Mực Tím thắc mắc nội dung này. Đó là các bạn Chiêu (Hà Giang), Ngọc Liên, Hoàng Linh, Thu Nga (Cai Lậy, Tiền Giang), Thu Hà (Từ Liêm, Hà Nội), Hải Yến (Đức Linh, Bình Thuận), Thảo Sương (Quy Nhơn, Bình Định)…Trong khi đó, nhiều bạn khác thì bày tỏ băn khoăn về chuyện phải lựa chọn bài hát như thế nào cho phù hợp, trang phục ra sao, có được chuẩn bị bài thi năng khiếu ở nhà, có hát với nhạc đệm không, đọc kém làm thế nào để thi tốt, phần năng khiếu có thẩm âm không…MTO đã gửi những thắc mắc của các bạn choThS Nguyễn Anh Trường (Phó Trưởng bộ môn, Khoa Sư phạm mầm non, Đại học Sư phạm TP.HCM) và được thầy tư vấn như sau:

- Phần thi năng khiếu vào khoa Sư phạm mầm non Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ gồm 2 môn Nhạc và Văn. Ở môn Nhạc, thí sinh sẽ hát một bài hát tự chọn (bất cứ thể loại nào trừ cải lương, tuồng cổ, chèo, hò), các bài hát phải được phép lưu hành. Mục tiêu của phần thi này là kiểm tra chất giọng của thí sinh có phù hợp để trở thành giáo viên mầm non không nên các bạn sẽ hát không có nhạc đệm. Lưu ý, nếu bài hát bạn chọn không được phép lưu hành thì thầy cô có thể yêu cầu bạn hát ca khúc.
Còn với môn văn thì bạn sẽ phải đọc diễn cảm một bài thơ, kể một câu chuyện. Thông thường phần thi này do thí sinh tự chuẩn bị nhưng trong một số trường hợp, ban giám khảo có thể gợi ý cho thí sinh. Giám khảo cũng có thể sẽ đặt một vài câu hỏi để kiểm tra khả năng cảm thụ, diễn đạt bằng lời nói của bạn trong phần thi này.
- Một thay đổi đáng chú ý trong kì thi năm nay là phần thi thẩm âm, tiết tấu đã được loại bỏ.
ThS Nguyễn Anh Trường cũng đưa ra những lời khuyên giúp các thí sinh hoàn thành tốt phần thi:
- Hãy luôn nhớ rằng, bạn chỉ có khoảng 3 phút để “tỏa sáng” trước giám khảo. Thầy cô chỉ đánh giá khả năng mà bạn thể hiện trong 3 phút đó nên cần phải hết sức bình tĩnh, tập trung tối đa, phát huy tốt nhất khả năng của mình.
- Nên cố gắng chọn bài hát phù hợp với chất giọng của mình. Thường, các bạn có xu hướng chọn những bài khó để khoe giọng. Nhưng đó là lựa chọn vô cùng mạo hiểm vì bạn rất dễ thể hiện không thành công. Phần thi này giám khảo chủ yếu chỉ đánh giá chất giọng chứ không đòi hỏi phong cách biểu diễn hay “đẳng cấp” xử lí của bạn như các cuộc thi ca hát. Vì thế, chỉ nên chọn bài sao cho mình cảm thấy thoải mái nhất khi hát. Hãy tự nhủ bản thân: “thà hát tốt một bài hát dễ còn hơn hát dở một bài hát khó”.
Theo cô Nguyễn Thị Thanh Hoa (giảng viên dạy thực hành mầm non tại KonTum) thì khi đến thi, bạn nên ăn mặc nghiêm túc, đừng “diện” những bộ cánh phản cảm, trống trước hở sau.
- Nhiều bạn có thói quen trong lúc ngồi chờ thi trò chuyện với mọi người xung quanh để tăng tự tin. Nhưng khi thi năng khiếu mầm non thì điều này không nên chút nào. Nó có thể làm bạn mất giọng khi thi. Tóm lại trước và trong những ngày thi nên hạn chế nói nhiều.
- Chú ý giữ sức khỏe, ăn ngủ đủ giấc. Khi thi, nhớ mang theo nhiều nước vì bạn có thể ngồi chờ khá lâu mới đến lượt mình vào thi. Tuyệt chiêu giúp bạn giữ giọng tốt là uống nước chanh ấm, tuyệt đối không uống cà phê, nước trà.
Theo hướng dẫn thi môn năng khiếu ngành giáo dục mầm non và giáo dục đặc biệt của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TP.HCM thì các thí sinh sẽ trải qua những nội dung thi như sau: môn Hát (hát một ca khúc hoặc một bài hát dân ca không nhạc đệm, không hát các bài thuộc thể loại tuồng, chèo, cải lương); môn Múa (múa một bài tự chọn, có thể vừa múa vừa hát hoặc sử dụng nhạc đệm cho múa, nếu thí sinh không có bài múa tự chọn thì sẽ thực hiện động tác múa theo hướng dẫn/làm mẫu của ban giám khảo); môn đọc diễn cảm (thí sinh bốc thăm đề thi và làm theo yêu cầu của đề, đề thi có thể là một câu chuyện hoặc một bài thơ, thí sinh có 3 phút để chuẩn bị phần đọc của mình, khi đọc, chú ý 3 yếu tố: phát âm, chất giọng và diễn cảm); Biểu diễn nhạc cụ (không bắt buộc)
TRÀ NGUYỄN thực hiện

Tại sao ngành Mầm non không thu hút được người học?

Tại sao ngành Mầm non không thu hút được người học?

(Dân trí)-Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM cho rằng cơ quan quản lý cần tìm ra giải pháp căn cơ trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng GV mầm non chứ cứ than khó và chỉ phác họa lại bức tranh của xã hội thì vai trò quản lý ở đâu.


Ngày 17/4, Đoàn giám sát của HĐND TPHCM làm việc với Sở GD-ĐT và Sở Nội Vụ về thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước với giáo dục mầm non (GDMN). Ông Bùi Ngọc Âu - Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP HCM cho biết nếu theo báo cáo của Sở Nội vụ thì năm học 2013-2014 giao chỉ tiêu tuyển thêm 16.684 giáo viên mầm non (GV MN) nhưng 24 quận, huyện mới tuyển được 14.478 GV, còn thiếu đến hơn 2.200 người. Trong khi thực tế theo thống kê của Sở GD-ĐT thì số lượng GV thiếu còn cao hơn nhiều (thiếu khoảng 5.000 người - PV). Thiếu giáo viên MN, nhất là GV chăm sóc độ tuổi nhà trẻ (6-18 tháng) vì không có nguồn tuyển.
Cần tìm ra bản chất của tình trạng thiếu hụt giáo viên mầm non để có giải pháp.
Cần tìm ra bản chất của tình trạng thiếu hụt giáo viên mầm non để có giải pháp.(Ảnh minh họa: Hoài Nam)
Ông Âu cho rằng ngành giáo dục TP phát hiện tình trạng thiếu GV MN trở nên nghiêm trọng khi TP bắt đầu triển khai chương trình phổ cập MN 5 tuổi. Trước đó, tình trạng thiếu chỉ xảy ra ở khu vực nội thành còn ngoại thành thì ít học sinh nên thừa người dạy. Trong khi đó, tỷ lệ dân số cơ học mỗi năm không ngừng gia tăng, nhưng trung bình mỗi năm TP lại có trên 2.000 GV MN nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác.
Nguyên nhân tuyển không đủ theo ông Âu là do ít người chịu vào học làm GV MN, tâm lý của phụ huynh chỉ thích cho vào đại học, không muốn con vào ngành với điều kiện làm việc không có mối quan hệ giao tiếp xã hội, thời gian làm việc quá nhiều mà, vất vả mà thu nhập lại thấp. Nên dù chỉ tiêu có nhiều thì cũng không tuyển được.
Trong khi đó, ông Lâm Trung Nhân - Phó giám đốc Sở Nội vụ TPHCM cũng thừa nhận rằng giải pháp về mặt chính sách của TP mới chỉ là kể từ năm 2009 chấp nhận cho 5 quận huyện ngoại thành được tuyển GV có KT3.  Ngoài ra không có chính sách khuyến khích nào khác để hút người vào làm GV MN.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM chất vấn: Ngành học MN, GV MN đang thiếu nôm na giống như là “chỗ trũng” nhưng vì sao “nước không chảy về” được, nguồn nhân lực không chịu vào? Báo chí vẫn cảnh báo thường xuyên rằng rất nhiều em sinh viên ra trường không xin được việc làm, như vậy tại sao ngành MN đang thiếu, ra trường có việc làm ngay mà vẫn không thu hút được người học? Nếu nói rằng từ khi làm phổ cập MN 5 tuổi mới phát hện được vấn đề thì có chính xác không? Như vậy thì vai trò quản lý nhà nước ở đâu, tầm nhìn đến đâu?
Một vấn đề nữa đặt ra là vì sao sau giải phóng chúng ta lo được cho khối nhà trẻ? Các cơ quan, xí nghiệp và các quận huyện đều có nhà trẻ. Bây giờ chúng ta lại nói rằng thiếu chương trình đào tạo. Nói thế là vô lý và thiếu trách nhiệm. Vậy trước đây “cô nuôi dạy trẻ” ở đâu ra nếu không phải nhà nước, hệ thống giáo dục mình đào tạo? Quan trọng là xem lại cái gì còn phù hợp thì tiếp tục, còn không thích hợp thì mới đổi mới.
“Để bỏ ngỏ nhóm trẻ từ 18 tháng tuổi trở xuống thì trách nhiệm trước hết chính là do công tác lãnh đạo của ngành giáo dục, cần xem lại tư duy giáo dục. Nếu nói để xã hội hóa thì vấn đề quản lý xã hội hóa như thế nào cũng không có. Mình cứ nói xã hội hóa nghe có vẻ hay nhưng thực chất là đang đẩy trách nhiệm quản lý nhà nước cho xã hội mà không băn khoăn gì để đến giờ mới có hậu quả như hiện nay. Quản lý chế độ, chính sách cho đội ngũ GV ngoài công lập như thế nào? Ngành Giáo dục nói chỉ quản được những trường công lập còn mảng xã hội hóa thì không được thì hỏng rồi!”, Chủ tịch HĐND TP ý kiến.
Bà Quyết Tâm cho rằng các đơn vị quản lý phải đưa ra được bản chất của việc không thu hút được giáo sinh là thế nào chứ không phải chỉ phác họa lại bức tranh của xã hội như thế nào. Những nguyên nhân nêu trên xã hội cũng đã biết rồi, nếu chỉ nhìn thấy vậy và than khó thì vai trò quản lý ở đâu? Cái chính làm sao để tham mưu được cho Thành ủy giải quyết được bài toán đó. “Chính sách khuyến khích của chúng ta hiện nay như vậy thì không ai vào là đúng rồi. Câu trả lời chính là thu nhập và môi trường làm việc thôi. Các cơ quan quản lý phải có chính sách khuyến khích mà thành phố có thể làm được ngay”, bà Quyết Tâm nhấn mạnh.
Ông Bùi Ngọc Âu thừa nhận bậc MN trước nay chưa được đầu tư như các bậc học khác và mới được chú ý kể từ khi thực hiện phổ cập MN. Ngành giáo dục đề xuất tăng thêm mức đầu tư cho bậc MN từ năm học tới, cụ thể: suất đầu tư cho trẻ nhà trẻ từ 10.065.000đ lên hơn 11.500.000đ/năm; trẻ mẫu giáo từ 6.572.000đ lên 8.086.000đ/năm. Bên cạnh đó, ông Âu cũng đề xuất chức danh cụ thể cho bảo mẫu, cấp dưỡng mới thu hút được nhân lực này.
Lê Phương

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

THÀNH CÔNG CÓ PHỤ THUỘC VÀO ĐẠI HỌC?


 Theo điều tra của Bộ GD&ĐT năm 2011, sau khi tốt nghiệp có tới 63% sinh viên thất nghiệp. Năm 2012 có 60% sinh viên làm trái ngành nghề được học

 Sinh viên quá yếu kĩ năng thực tế, khả năng giao tiếp và thường xuyên bị “đơ” trước câu hỏi không liên quan đến lý thuyết được học từ nhà tuyển dụng


 Tổng hợp những nguyên nhân được các chuyên gia giáo dục nước nhà đưa ra



Có đến 60% doanh nghiệp không hài lòng về chất lượng đào tạo ở bậc CĐ-ĐH và 61% sinh viên ra trường thiếu kĩ năng làm nghề. Một câu hỏi được đặt ra: Liệu bằng cấp có thực sự giá trị?



 Hãy vững tin và bình tĩnh để lựa chọn cho mình con đường phù hợp